TP.HCM nói xe buýt ế ẩm vì bị Grab, Go-Viet cạnh tranh
"Sự phát triển của dịch vụ Grab, Go-Viet và Be cũng cạnh tranh với xe buýt. Hành khách có xu hướng sử dụng dịch vụ này cho các chuyến đi có cự ly ngắn", Sở KHĐT TP.HCM cho biết.
Báo cáo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2019 của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) TP.HCM chỉ ra một số nguyên nhân khiến tình hình hoạt động của các tuyến xe buýt tại thành phố ngày càng ảm đạm, trong đó có sự cạnh tranh của các ứng dụng gọi xe công nghệ.
"Sự phát triển của dịch vụ Grab, Go-Viet, Be... cũng cạnh tranh với xe buýt. Hành khách có xu hướng sử dụng dịch vụ này cho các chuyến đi có cự ly ngắn do sự tiện lợi, cơ động và có giá thành gần ngang với chi phí đi xe buýt", báo cáo của Sở KHĐT TP.HCM cho biết.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác theo báo cáo là số lượng tuyến xe buýt có trợ giá đang hoạt động hiện giảm 5 tuyến so với cùng kỳ năm 2018, một số tuyến xe cũ (61, 66, 78, 102) ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, giảm thu hút đối với hành khách.
Kết quả là khối lượng vận chuyển trên các tuyến xe buýt tại TP.HCM giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xe buýt không trợ giá giảm 5,5%, xe buýt có trợ giá giảm 10,2% so với cùng kỳ 2018.
Theo TP.HCM, một trong những nguyên nhân khiến lượng hành khách của xe buýt sụt giảm là các ứng dụng gọi xe. Ảnh: An Huy. |
Đây không phải là lần đầu tiên xe taxi và xe ôm công nghệ được nhắc đến như một yếu tố khiến hoạt động của xe buýt tại TP.HCM ngày càng khó khăn.
Trong báo cáo thường niên 2018, Công ty cổ phần xe khách Sài Gòn (SaigonBus) chỉ rõ một trong những rủi ro cạnh tranh là "các dịch vụ vận chuyển thuận tiện và nhanh chóng như xe ôm công nghệ, taxi,... thu hút đông đảo khách hàng tin dùng dịch vụ".
Theo SaigonBus, các loại hình dịch vụ này liên tục khuyến mãi, quảng cáo làm ngành dịch vụ phương tiện vận tải công cộng bị ảnh hưởng đáng kể. SaigonBus hiện là một trong số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải xe buýt tại TP.HCM với 32 tuyến.
Đầu tháng 5 vừa qua, giá vé xe buýt tại TP.HCM tăng 1.000 đồng lên mức 6.000 đồng mỗi lượt với cự ly 15-25km trên 51 tuyến buýt có trợ giá. Những tuyến dưới 15km không thay đổi giá vé cũ là 5.000 đồng.
Trong khi đó, giá cước hiện tại của các ứng dụng như Grab, Go-Viet, Be cho dịch vụ xe ôm công nghệ là 10.000-13.000 đồng cho 2 km đầu tiên, chưa kể các chương trình khuyến mãi, giảm giá lên tới 50% diễn ra thường xuyên.
Theo Zing.vn
Bài viết liên quan
-
Từ 1/6, tài xế toàn quốc có thể tự tra cứu vi phạm qua hình ảnh
-
Xe khách, xe du lịch không có rèm che nắng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng
-
Những điều cần biết về xử phạt nguội vi phạm giao thông cánh tài xế cần biết
-
5 thắc mắc phổ biến về điều hòa ôtô, xe khách, xe bus trong mùa hè
-
Đừng tạo ra cuộc chiến giữa xe máy và xe Bus
-
Năm nguyên tắc cầm lái để không trở thành 'xe điên'
-
Tăng mức phạt đối với tài xế sử dụng chất cồn như bia, rượu khi lái xe
-
10 quy tắc khi lái xe đường núi
-
Người Việt tăng mua ôtô, giảm sắm xe máy đầu 2019
-
Kinh nghiệm kinh doanh xe khách